Tour Hành trình Tây Bắc: Hà Nội – Mai Châu – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu – Sapa

Thời gian: 8 ngày
Điểm đến: Hà Nội, Hòa Bình, Sapa, Sơn La, Điện Biên,
Giá tour: 4.800.000đ
Tuyến du lịch Tây Bắc, ngoài những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán lâu đời, đặc sắc của các dân tộc thiểu số, không thể không kể đến nét đẹp hùng vĩ của rừng núi Tây Bắc. Nổi bật trong đó là những con đèo uốn lượn đã đi vào tâm thức của du khách, được mệnh danh "Tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam: Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang), Đèo Ô Quý Hồ, Đèo Pha Đin, Đèo Khau Phạ.

Lịch trình tour

Hà Nội – Hoà Bình – Mai Châu – Mộc Châu – Sơn La – Điện Biên Phủ – Lai Châu – Phong Thổ – Sapa – Lào Cai – Bắc Hà – Yên Bái – Hà Nội

Ngày 1: Hà Nội – Hoà Bình – Mai Châu (ăn trưa, tối)

Xe và Hướng dẫn viên đón Đoàn tại Hà Nội, khởi hành đi Mai Châu, ghé Hoà Bình thăm một làng Mường (người Việt cổ).

Đoàn ăn trưa ở Hoà Bình, sau đó tiếp tục hành trình đến Bản Lác Mai Châu (làng Thái trắng), quý khách nhận phòng nghỉ đêm trong nhà sàn người Thái trong bản, dạo bộ thăm, gặp gở, tìm hiểu cách sinh hoạt của dân làng.

Tối: ăn tối với các món ăn đặc sản của người Thái và giao lưu sinh hoạt văn nghệ (ca hát , nhảy sạp) với dân làng và thưởng thức rượu cần Thái. Nghỉ đêm tại Mai Châu.

Ngày 2 : Mai Châu – Mộc Châu – Sơn La (ăn sáng, trưa, tối)

Ăn sáng. Xe đưa quý khách đi thăm chợ Mai Châu, sau đó khởi hành đi Sơn La trên con đường Tây tiến của thời kháng chiến chống Pháp, ngắm cảnh đẹp của núi rừng Tây Bắc với các bản làng dân tộc ven đôi bờ sông Đà như đã thể hiện trong thơ văn của các văn nghệ sĩ thời Tiền chiến.

Đến Mộc Châu, quý khách dừng ăn trưa tại Mộc Châu. Tiếp tục hành trình đến Sơn La, thăm Bảo tàng văn hoá Sơn La, di tích nhà tù Sơn La. Nhận phòng, ăn tối và nghỉ đêm tại Sơn La.

Ngày 3: Sơn La – Điện Biên Phủ (ăn sáng, trưa, tối)

Sau bữa sáng đoàn khởi hành đi Điện Biên Phủ, vượt đèo Pha Đin, ghé thăm một trường học của các dân tộc thiểu số trên đỉnh đèo. Trưa đến Điện Biên Phủ, nhận phòng khách sạn, ăn trưa.

Chiều quý khách thăm bảo tàng Điện Biên Phủ và chiến trường xưa (Hầm tướng De Castries, Đồi A1, Cầu Mường Thanh…). Ăn tối và nghỉ đêm ở Điện biên phủ.

Ngày 4: Điện Biên Phủ – Lai Châu – Phong Thổ (ăn sáng, trưa, tối)

Sáng thăm chợ Mường Thanh và khởi hành đi Phong Thổ theo con đường dọc sông Nậm Na, ngắm cảnh làng dân tộc ven bờ sông Nậm Na, trên đường đi ghé thăm làng H’mong hoa tóc dài – Ăn trưa ở Lai Châu. Vượt cầu treo Hang Tôm (Cầu treo lớn nhất VN) và thăm làng Dao Tiền.

Chiều đến Phong Thổ (Nơi trước đây được mệnh danh là Tam giác vàng vì có nhiều nương rẩy trồng Anh túc), quý khách nhận phòng, ăn tối và nghỉ đêm ở Phong Thổ.

Ngày 5: Phong Thổ – Sapa (ăn sáng, trưa, tối)

Sáng thăm chợ Phong Thổ và khởi hành đi Sapa. Vượt đèo Ô Quy Hồ ngắm đỉnh Fansipan (Nóc nhà của Đông Dương) và chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Đến Sapa buổi chiều, nhận phòng khách sạn. Quý khách dạo thăm chợ Sapa, gặp gỡ người dân tộc H’mong, Dao…

Ăn tối tại nhà hàng với đặc sản Sapa. Tự do dạo phố Sapa. Nghỉ đêm ở Sapa

Ngày 6: Sapa (ăn sáng, trưa, tối)

Sau bữa ăn sáng, quý khách lên núi Hàm Rồng ngắm nhìn toàn cảnh Sapa (Các bức ảnh đẹp về Sapa được thế giới biết đến đều được chụp từ nơi này), thăm vườn đá Sapa nơi được khách du lịch quốc tế đặt tên là Hạ Long trên núi.

Về khách sạn ăn trưa, nghỉ ngơi. Chiều đi bộ thăm thung lũng bản Tả Van, thăm 1 trường học của trẻ em Mèo đen, Thác Bạc, cầu Mây. Sau khi ăn tối, quý khách tự do dạo phố và tham dự Chợ Tình Sapa, một nét độc đáo của người dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc. Nghỉ đêm ở Sapa

Ngày 7: Sapa – Lào Cai – Bắc Hà (ăn sáng, trưa, tối)

Sáng trả phòng, ăn sáng và khởi hành đi Bắc Hà, ghé thăm thành phố Lào Cai. Đến Bắc Hà, thăm chợ phiên Bắc Hà ngày Chủ nhật của các dân tộc miền núi, quý khách sẽ tiếp xúc, trò chuyện, ngắm nhìn, tìm hiểu và phân biệt các trang phục khác nhau của các dân tộc H’mong (với các tộc H’mong đen, H’mong hoa, H’mong hoa tóc dài, H’mong trắng), Dao (Dao Xanh, Dao đỏ, Dao Tiền…), Nhắng, Xapho, Bố Y, Phù lá..

Chiều đi thăm lâu đài họ Hoàng và làng dân tộc Phù Lá. Nhận phòng khách sạn và nghỉ đêm ở Bắc Hà.

Ngày 8: Bắc Hà – Yên Bái – Hà Nội (ăn sáng, trưa, tối)

Ăn sáng và khởi hành về Hà Nội. Trên đường đi ghé thăm làng dân tộc Dao xanh – Ăn trưa tại Yên Bái. Chiều về đến Hà Nội, chia tay Quý khách. Kết thúc chương trình.

tây bắc

Giá tour tham khảo

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thiết kế chương trình du lịch Tây bắc cho riêng nhóm của bạn. Báo giá sẽ dựa trên yêu cầu và số lượng khách cụ thể.

Giá tour bao gồm

  • Xe ô tô vận chuyển theo hành trình
  • Khách sạn 2 – 3 sao, ở trung tâm thành phố, 2 khách/phòng,
  • Các bữa ăn theo chương trình, ăn sáng tại khách sạn,
  • Chương trình giao lưu văn nghệ và Rượu cần Thái tại làng Thái Mai Châu,
  • Vé thăm các thắng cảnh các điểm tham quan như trong chương trình,
  • Hướng dẫn viên kinh nghiệm suốt tuyến,
  • Bảo hiểm du lịch
  • Quà tặng, nước uống theo xe

Không bao gồm

  • Các chi phí ăn uống, giải trí, du ngoạn ngoài chương trình
  • Chi phí cá nhân, đồ uống..
  • Phụ phí phòng đơn (nếu có)
  • Thuế VAT

Thông tin thêm

Tứ đại đỉnh Đèo vòng cung Tây Bắc

Đến với Tây Bắc, ngoài những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán lâu đời, đặc sắc của các dân tộc thiểu số, du khách không thể bỏ qua nét đẹp hùng vĩ của rừng núi Tây Bắc. Nổi bật trong đó là những con đèo uốn lượn đã đi vào tâm thức của du khách, được mệnh danh “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam: Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang), Đèo Ô Quý Hồ, Đèo Pha Đin, Đèo Khau Phạ.

Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang)

Đây là cung đường chạy dài 20km uốn quanh đỉnh núi Mã Pí Lèng cao 2.000m, nối liền thị xã Mèo Vạc với Đồng Văn. Đoạn đèo này nổi tiếng với những cung đường uốn lượn như con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang ngọn núi khác.

Con đường chạy qua đèo Mã Pì Lèng có tên gọi là đường Hạnh Phúc, được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam xây dựng từ năm 1959 – 1965. Tại đoạn đường đèo, các nhân công đã phải treo mình trên dây giữa các vách đá để thi công trong suốt 11 tháng.

Từ năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan. Đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam.

Đèo Mã Pí Lèng

Đèo Ô Qúy Hồ

Với chiều dài gần 50km, đèo Ô Qúy Hồ là con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc. Đây cũng là một trong số những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất Việt Nam.

Con đèo này nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo ở độ cao 2.000m chính là ranh giới giữa hai tỉnh.

Tên gọi Ô Quy Hồ xuất phát từ tiếng kêu da diết của một loài chim, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Bên cạnh đó, đèo Ô Quy Hồ cũng được gọi là đèo Hoàng Liên, do vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.

Đỉnh đèo Ô Quý Hồ nằm giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo có thể phủ kín băng tuyết.

Trước kia, đoạn đèo này còn gắn với câu chuyện về những con hổ thần rình bắt người qua lại nên rất ít người dám vượt qua. Ngày nay, tuyến đường đèo đã được nâng cấp nhiều nên trở thành một cung đường xe cộ đi lại khá đông đúc.

đèo ô quý hồ

Đèo Pha Đin

Đèo Pha Đin có độ dài 32km với điểm cao nhất là 1.648m. Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và Đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.

Đèo Pha Đin vừa nổi tiếng hiểm trở, vừa là nơi có khung cảnh đẹp mê hồn. Trên lưng chừng đèo thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.

đèo pha đin

Đèo Khau Phạ

Đây là con đèo dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Và cũng là một trong những cung đường đèo quanh co, dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam.

Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có… ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.

Khung cảnh nhìn từ đèo Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín (tháng 9 – tháng 10). Khi lúa trên chân ruộng bậc thang Tú Lệ chín vàng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp này.

Ngoài những thửa ruộng bậc thang trải dài miên man, nằm bên cung đường đèo quanh co của Khau Phạ còn cả những cánh rừng già mang đậm nét nguyên sơ, lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm.

đèo khau phạ

Yêu cầu báo giá

Chúng tôi sẽ liên hệ bạn sớm nhất có thể để cùng hợp tác và chia sẻ
  • Vui lòng cho chúng tôi biết thêm các thông tin và yêu cầu khác.
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.